Theo kênh truyền hình Channel 2 (Israel), các chiến đấu cơ của không quân nước này đã thực hiện một số đợt ném bom ở phía Bắc Damascus (Syria) tối ngày 3 và rạng sáng ngày 4/12.

Mục tiêu của trận không kích trên được cho là 4 xe tải chở tên lửa đạn đạo của Quân đội Syria vừa mới rời khỏi căn cứ.
Được biết, trước đó có thông tin cho rằng trong vòng vài tuần trở lại đây, Không quân Israel đã thực hiện 5 chiến dịch không kích nhằm vào các mục tiêu quân sự tại Syria, kể cả ngay chính tại thủ đô Damascus.
Hành động này đã tái khẳng định những
tuyên bố cứng rắn của Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu rằng: nếu
cánh vũ trang Hezbollah muốn vận chuyển vũ khí qua lãnh thổ Syria,
Israel sẽ có hành động đáp trả tức thì.

Các tiêm kích F-15 và F-16 của Không quân Israel
Điều đáng nói là động thái này diễn ra ngay sau khi Nga điều động hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf tới Syria và trang bị tên lửa không đối không cho các chiến đấu cơ sau vụ chiếc cường kích Su-24 bị F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ.
Với S-400, Nga tự tin đã tạo lập nên
được một "Vùng cấm bay", đảm bảo không một máy bay tiêm kích hay ném bom
nào của nước ngoài được tự do hoạt động trên bầu trời Syria nếu họ chưa
cho phép.
Niềm tin của Nga không phải là vô căn
cứ, nhờ các loại radar cảnh giới và điều khiển hỏa lực tối tân như 96L6,
92N6; kết hợp đa dạng các loại đạn tên lửa đánh chặn ở mọi độ cao và cự
ly như 9M96 hay 40N6, S-400 hoàn toàn đủ sức tiêu diệt mọi mục tiêu
trong vòng bán kính 400 km.
Thế nhưng một lần nữa, "Lá chắn phòng không" tối tân bậc nhất của Nga lại bị Không quân Israel dễ dàng xuyên thủng.

Bất chấp S-400, Israel lại dễ dàng không kích như vào chỗ không người
Có ý kiến cho rằng phía Nga đã nhận ra
sự xâm nhập của máy bay Israel, nhưng họ quyết định bỏ qua nhằm đáp lễ
việc Israel không bắn hạ cường kích Nga vô tình bay lạc vào không phận
nước này vài hôm trước.
Tuy nhiên quan điểm trên ít nhận được sự
đồng tình, do mục đích chính của Nga khi hiện diện tại Syria là để bảo
vệ chính quyền Tổng thống al-Assad, họ chắc chắn không thể để đồng minh,
hay chí ít là phe thân hữu với đồng minh của mình bị tổn hại.
Trong trường hợp muốn đáp lễ nhưng vẫn
giữ gìn trọn vẹn hòa khí, tổ hợp phòng không S-400 chỉ cần gửi tín hiệu
mục tiêu đã bị khóa bởi radar điều khiển hỏa lực là đủ để máy bay Israel
biết phận mà rút lui.
Thế nhưng thực tế lại diễn ra khác hẳn,
Không quân Israel đã thực hiện vụ oanh kích một cách trót lọt và rút lui
an toàn như thể đang dạo chơi mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào.
Do vậy, trong trường hợp này chỉ có thể
đi tới kết luận là hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga đã
bị vô hiệu hóa và không hề thần diệu như vẫn được quảng cáo mà thôi.
Post a Comment Blogger Facebook