Nhiều người cho rằng các nữ sinh Nhật Bản thích khoe chân dài khi mặc váy ngắn. Song, sự thật không phải vậy.

Mặc
váy ngắn là nét văn hóa truyền thống đặc trưng có nguồn gốc từ lâu đời của nữ
sinh Nhật Bản. Theo đó, đồng phục của nhiều trường trung học quy định nữ sinh
phải mặc váy ngắn để đến trường.
Nhân Hoàng (tổng hợp)
Nguyên
nhân sâu xa của điều này là người Nhật muốn ghi nhớ một thời kì khó khăn của nền
kinh tế, thời điểm nước Nhật vô cùng nghèo tài nguyên đến nỗi vải sợi cũng là một
nguyên liệu cực xa xỉ.
Thói
quen này phản ánh sự chịu thương chịu khó của người dân Nhật Bản. Ở thời kì
Edo, ngay cả những chiến binh cũng phải mặc áp giáp cùng với quần ngắn.
Chiếc váy ngắn là đồng phục đặc trưng của nữ sinh Nhật Bản.
Đồng
phục nữ sinh Nhật Bản với chiếc váy ngắn đặc trưng mà người Việt Nam quen gọi
là đồng phục thủy thủ, được cho ra đời vào khoảng năm 1921. Hiệu trưởng của Học
viện nữ sinh Fukuoka đã sao chép một mẫu đồng phục từ Anh Quốc và áp dụng cho
trường mình, đồng thời thu ngắn độ dài của chân váy để tiết kiệm vải sợi. Từ
đó, đồng phục thủy thủ ra đời.
Kể
từ đó, các trường khác cũng bắt đầu học theo trường Fukuoka, phổ biến mẫu đồng
phục nữ sinh mà chúng ta vẫn thường thấy ngày nay. Với người Nhật, bộ đồng phục
nữ sinh với chiếc váy ngắn là một nét đặc trưng khó có thể thay đổi trong văn
hóa của họ. Vì thế, dù là mùa xuân ấm áp hay mùa đông lạnh giá, các nữ sinh Nhật
vẫn mặc váy ngắn đến trường.
Ở
Nhật, bộ đồng phục nữ sinh tượng trưng cho sự trưởng thành, gợi nhớ đến những
kí ức đẹp thời thanh xuân và được giữ gìn cẩn thận như một kỉ vật.
Đồng phục thủy thủ là một nét đẹp trong văn hóa của người Nhật Bản.
Bên cạnh đó, mời bạn cùng điểm qua 43 sự thật ít biết
về Nhật Bản:
1. Thịt ngựa sống là một món ăn phổ biến ở Nhật Bản.
2. Ở Nhật, tàu điện thường rất đông nên các nhân
viên nhà ga thậm chí được thuê làm việc để nhồi nhét hành khách phía bên trong.
3. Các cặp đôi tại Nhật Bản ăn mừng Giáng sinh như ngày
Valentine. Ở Nhật, Giáng sinh giống như kỳ nghỉ lễ cho các cặp tình nhân hơn.
4. Người Nhật sử dụng tiếng Anh viết rất tệ. Bạn có
thể dễ dàng phát hiện ra lỗi tiếng Anh trên áo phông và các mặt hàng thời trang
khác.
5. Hơn 70% diện tích Nhật Bản là núi, trong đó có
200 ngọn núi lửa.
6. Núi Phú Sĩ, ngọn núi cao nhất Nhật Bản , thực chất
vẫn đang hoạt động (mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về
cái được gọi là ” hoạt động ”).
7. Tôn giáo không đóng vai trò quan trọng trong cuộc
sống của người Nhật và rất nhiều người không hiểu được sự khác biệt giữa Thần Đạo
và Đạo Phật. Tuy nhiên, cũng có nhiều người Nhật thực sự hiểu được sự khác biệt
đó.
8. Loại Dưa vàng của Nhật có thể được bán với giá
trên 300 USD một quả . Ví dụ, mẫu dưa nổi tiếng của thành phố Yubari. Dưa
Yubari có một vị ngọt, thơm mà không một vùng đất nào sánh được, mẫu mã hoàn hảo
không như loại dưa vàng của Mỹ, dưa có nhiều vết ố đen và những vết sẹo.
9. Có bốn hệ thống kí tự dùng trong hệ thống chữ viết
của Nhật Bản, là Romaji (chữ cái Latinh), Katakana, Hiragana, và Kanji (chữ
Hán).
10. Cà phê rất được ưa chuộng tại đất nước này. Nhật
Bản nhập khẩu lên đến 85 % sản lượng cà phê hàng năm của Jamaica.
11. Tỷ lệ biết chữ của Nhật Bản gần như là 100 %.
12. Sumo được xem là môn thể thao dân tộc của Nhật Bản.
Ngoài ra bóng chày cũng được chơi rất phổ biến ở đây.
13. Các đô vật Sumo được ăn một món hầm được gọi là
Chankonabe để vỗ béo. Nhiều nhà hàng ở quận Ryogoku của Tokyo phục vụ món nabe
(tiếng Nhật có nghĩa là món hầm).
14. Hầu hết các nhà vệ sinh ở Nhật Bản có tích hợp sẵn
trong hệ thống chậu vệ sinh để phun từ phía sau. Chúng được gọi là washlets, hiện
được xem là chỉ tiêu cho các căn hộ và nhà vệ sinh. Tuy nhiên trong một số các
trạm xe lửa và nhà vệ sinh công cộng khác, bạn vẫn có thể tìm thấy các “vệ sinh
bệt” truyền thống Nhật Bản.
15. Khi sử dụng nhà vệ sinh trong nhà người khác, bạn
cần phải sử dụng dép được thiết kế đi trong phòng tắm để không làm bẩn phần còn
lại của ngôi nhà.
16. Khi ăn mì sợi, đặc biệt là mì soba (kiều mạch), mọi
người thường tạo tiếng húp khá lớn. Người Nhật cho rằng tiếng húp lớn như vậy
ám chỉ rằng đồ ăn đó rất ngon . Thêm nữa, việc húp như vậy còn giúp giảm độ
nóng của mỳ khi ăn.
17. Nhật Bản là nơi tiêu thụ gỗ cây rừng Amazon lớn
nhất thế giới.
18. Máy bán hàng tự động ở Nhật Bản có bán bia, cà
phê đóng hộp nóng và lạnh, thuốc lá, và nhiều mặt hàng khác.
19. Khi chuyển đến nơi ở mới, thường thì người Nhật
sẽ phải biếu tặng chủ đất/chủ nhà một món quà “tiền” tương đương với 2 tháng
thuê.
20. Trung bình có khoảng 1.500 trận động đất mỗi năm
tại Nhật Bản.
21. Việc ăn cơm ở mọi bữa ăn, bao gồm cả bữa sáng,
là “chuyện thường ngày ở Nhật Bản”.
22. Tuổi thọ trung bình ở Nhật Bản là một trong những
cao nhất thế giới. Người dân Nhật Bản trung bình sống lâu hơn người Mỹ 4 năm.
23. Nhật Bản là nơi sản xuất ô tô lớn nhất thế giới.
24. Tiếng Nhật sử dụng hàng nghìn từ mượn, được gọi
là “gairaigo”. Những từ này thường được “cắt” bớt âm tiết , ví dụ như “personal
computer” sẽ thành “paso kon”. Số lượng từ mượn nước ngoài trong tiếng Nhật
đang ngày càng tăng.
25. Chợ cá Tsukiji ở Tokyo là chợ cá lớn nhất thế giới.
26. Mặc dù việc đánh bắt cá voi đã bị cấm bởi IWC
(viết tắt của International Whaling Commission – Ủy ban đánh bắt cá voi quốc tế),
Nhật Bản vẫn săn bắt cá voi với lý do nghiên cứu. Tuy vây, thịt cá voi cuối
cùng vẫn được bày bán ở các nhà hàng và siêu thị.
27. Trước đây, đàn ông có thể phải cạo đầu để xin lỗi
(hiện nay không còn phổ biến nữa).
28. Phụ nữ có thể cắt tóc của họ sau khi chia tay với
bạn trai.
29. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên “Truyện kể Genji”, được
viết vào năm 1007 bởi Murasaki Shikibu – một phụ nữ quý tộc Nhật Bản.
30. “Karaoke” trong tiếng Nhật nghĩa là “Dàn nhạc trống
không” (“kara” là “không”, “oke” là viết tắt của “ōkesutora” – mượn từ
“orchestra”).
31. Trong các cơ sở đào tạo Sumo, các đô vật đàn em
phải tắm rửa cho các đô vật đàn anh và phải chắc chắn rằng những nơi khó chạm đến
cũng phải sạch sẽ.
32. Trái với những gì người ta vẫn quan niệm, thịt
cá voi không phải là món ăn ngon ở Nhật. Rất nhiều người Nhật không ưa mùi vị của
nó. Nhiều người già ở đây còn bị gợi nhắc lại thời kì Hậu Thế Chiến II, khi mà
để tiết kiệm, người ta buộc phải ăn thịt cá voi – một trong số ít những nguồn
cung cấp protein.
33. Nhật Bản là nước có tỷ lệ sự khuyết tật di truyền
ở răng nanh của những con chó thuộc hàng cao trên thế giới do sự giao phối cận
huyết của chúng.
34. Sàn nhà ở gần cửa ra vào trong một căn nhà của
người Nhật thường được nâng lên khoảng 6 inch, giúp chúng ta biết đó là chỗ phải
cởi giầy và mang dép đi trong nhà.
35. Ramen là món mỳ rất phổ biến ở Nhật. Cách làm nước
lèo ngon cho món mỳ này được biết đến rộng rãi như một quá trình luyện rèn rất
khổ cực. Đây cũng là đề tài của nhiều bộ phim như Tampopo (1985), The Ramen
Girl (2008)…
36. Trung bình phải mất từ 7 đến 10 năm khổ luyện mới
có thể trở thành một đầu bếp chuyên nấu món Fugu (cá nóc). Trong tương lai, quá
trình này có thể sẽ không còn cần thiết vì nhiều trại cá ở Nhật đang sản xuất
loại cá nóc không độc.
37. So với nồi cơm điện thì lò nướng gần như không
phải một vật dụng thông thường trong nhà bếp của các gia đình Nhật…
38. Geisha có nghĩa là “người của nghệ thuật” và các
geisha đầu tiên thực sự là nam giới.
39. Theo tục lệ cổ xưa, phụ nữ Nhật phải nhuộm răng
sang màu đen vì răng trắng bị coi là xấu. Tục này kéo dài đến tận cuối những
năm 1800. Những nụ cười phong cách Mỹ (lớn, rộng, và màu trắng ) sẽ được xem
như là “phơi bày quá nhiều xương”.
40. Ngoài nụ cười không hở lợi thì mắt nhỏ, khuôn mặt
bầu bĩnh và một cơ thể đầy đặn được xem là nét đẹp vô cùng hấp dẫn , đặc biệt
là trong thời kì Heian.
41. Một số công ty Nhật Bản tiến hành một buổi tập
thể dục buổi sáng cho người lao động để chuẩn bị cho công việc trong ngày.
42. Rất khó để tìm được những khu vực không-khói-thuốc
trong các nhà hàng ở Nhật, kể cả là những quán ăn gia đình. Nhiều chính trị gia
Nhật rất hứng thú với ngành công nghiệp thuốc lá nên việc đề ra luật cấm hút
thuốc gần như là không thể. Nếu đang có kế hoạch một chuyến đi đến Nhật Bản, có
thể bạn sẽ muốn suy nghĩ lại nếu bạn là người nhạy cảm với khói thuốc lá.
43. Nhiều công ty thuê người để đưa ra các gói quà
nhỏ, bao gồm một tờ quảng cáo nhỏ trong đó. Du khách đến Nhật thường khá ngạc
nhiên khi được giao một quà nhỏ miễn phí như vậy.
Tags : nữ sinh, Nhật
Post a Comment Blogger Facebook